Cá chép vượt Vũ Môn

Một năm, trời hạn hán vì số Rồng quá ít, không đủ làm mưa điều hoà cho khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kì thi kén các vật lên làm Rồng gọi là “Thi Rồng”. Khi chiếu Trời ban xuống, vua Thuỷ Tề loan báo cho tất cả các cư dân dưới nước tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi có ba kì. Mỗi kì vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt được cả ba đợt thì mới được hóa Rồng.


Chúng ta hay bắt đầu bằng câu chuyện cổ tích đơn giản nhé:
Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thuỷ tộc đến thi đều bị loại cả vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng. Sau có cá Rô nhảy qua được một đợt nhưng cũng bị rơi ngay. Rồi đến Tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi, đã gần hoá Rồng, nhưng đến lượt thứ ba đuối sức ngã bổ xuống mà lưng đã còng lại.

Đến lượt con cá Chép vào thi thì gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời. Cá Chép ta vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, và lọt vào cửa Vũ môn. Cá Chép đỗ. Vẩy, đuôi, râu, sừng mọc đủ, vóc dáng thật oai linh, thật đúng là thần Rồng. Cá chép hoá Rồng phun nước làm gió táp, mưa sa, muôn loài sung sướng. Sự sống đã hồi sinh.. Điều đó cho thấy loài cá này cũng đã gắn liền với truyền thuyết khá nhiều. Việc cá chép vượt vũ môn không khác gì các sinh viên học sinh đi thi. Chính vì thế mà phải chăng khi cuộc đời học sinh cũng giống như cá chép vượt qua 3 chặng đường(cấp1.2.3) và kết thúc là đại học để bắt đầu tiến thân.

Vậy biểu tượng cá chép được coi như một biểu tượng cực kỳ may mắn, nếu nhà có trẻ nhỏ bắt đầu đi học, ta nên bài chí sử dụng cá chép như một biểu tượng cho học thức.

Sự kích hoạt cho dòng thủy tại căn nhà nơi ta sinh sống cũng rất cần thiết, cá Chép Koi lại 1 lần nữa được nhắc đến như một bằng chứng sống là tạo và kích sao cho nguồn thủy tại nơi đó linh hoạt và đem vận may cho gia chủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét